Phần 1: SILO Structure & LSI – Tương lai của SEO Onpage

Kể từ khi ra đời vào năm 1998, Google đã không ngừng phát triển và cải thiện khả năng của nó để đáp ứng nhu cầu của người dùng.

Và Internet cũng đã phát triển từ hơn 17.000 trang web (tính trong năm 2000) lên hơn 1 tỷ ( 2017 ).  Sự tăng trưởng rất mạnh mẽ này đã gây áp lực rất lớn lên Google cũng như các công cụ tìm kiếm khác để có thể giải thích những gì mọi người đang tìm kiếm và hiểu rõ hơn về giá trị của một website mang lại.

Những áp lực này đã thúc đẩy Google đưa SEMANTIC SEARCH (1 chủ đề mà GTVSEO đã đề cập trong buổi offline Entity Building) vào trong thuật toán của họ.

Bắt đầu với Knowledge Graph vào năm 2012 và thuật toán Hummingbird vào năm 2013. Từ đó, Google đã không còn nhìn nhận một chuỗi ký tự truy vấn của người dùng và kết hợp với nội dung trên các website để đưa ra kết quả cho người dùng nữa. Thay vào đó, thuật toán đã giúp Google hiểu ý nghĩa thực sự của từng truy vấn, cùng với đó là phân tích các trang website theo ngữ cảnh, ngữ nghĩa, cuối cùng là kết hợp chúng với ý tưởng mà người dùng đang tìm kiếm để đưa ra kết quả tốt nhất cho họ.

Google Hummingbird
Google Hummingbird

 

Đây là 1 sự cải tiến vô cùng lớn, thay vì chỉ khớp các ký tự (hay từ khóa như SEOer thường nói).

Với sự phát triển không có dấu hiệu chững lại của công nghệ và Internet, người dùng ngày càng sử dụng Internet để tra cứu thông tin, mua bán hàng hóa,…Điều này đã tạo nên sự cạnh tranh cực lớn trong từng ngành công nghiệp.

Cũng vì thế mà mọi người càng yêu cầu các trang web phức tạp, có chiều sâu, thận thiện và đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của họ. Nếu bạn thất bại trong nhiệm vụ cơ bản này, họ sẽ chỉ nhập vào và đi ra khỏi website của bạn ngay lập tức .

Đối với các trang web để đáp ứng nhu cầu của những người dùng này và thuật toán của Google, mình tin rằng với việc tổ chức hợp lý (phân loại) và nội dung chất lượng là chìa khóa. Hệ thống cấu trúc này cho phép bạn tổ chức và phân loại nội dung của bạn để giúp cả công cụ tìm kiếm và người dùng điều hướng đến nội dung và hiểu được chiều sâu kiến thức của bạn về chủ đề trong tầm tay.


Cấu trúc Silo (Silo Structure) và LSI

Silo Structure và LSI (Latent Semantic Indexing) được coi là tương lai của SEO Onpage. 

LSI

LSI - Latent Semantic Indexing
LSI – Latent Semantic Indexing

LSI là viết tắt của từ Latent Semantic Indexing.

LSI giúp Google xác định nhanh chóng sự liên quan của một website bên ngoài truy vấn mà người dùng nhập vào công cụ tìm kiếm.

Ví dụ: Một website về chó, có thể có nội dung về huấn luyện chó, thức ăn cho chó, chăm sóc sức khỏe cho chó.

LSI sẽ thêm 1 quá trình mới khi Google index một website. Bây giờ, không chỉ có từ khóa được xem xét đến mà còn TOÀN BỘ nội dung của website. Tất cả những gì trên trang web của bạn sẽ được đưa lên bàn cân thay vì chỉ một từ khóa nhất định trên một trang nhất định.

LSI sẽ xác định trang web của bạn có những từ khóa liên quan, gần giống với từ khóa được truy vấn hay không? Điều này nghĩa rằng thuật toán có thể xác định nội dung có tốt hay không dựa vào sự xuất hiện TỰ NHIÊN của từ khóa khác trên trang mà có liên quan về mặt ngữ nghĩa (SEMANTIC) so với từ khóa được truy vấn.

Tại sao Google dành nhiều sự quan tâm đến LSI?

LSI có vai trò quan trọng và mang lại nhiều kết quả có liên quan, phù hợp với người tìm kiếm hơn.

Ngày mà thuật toán Google đưa ra kết quả tìm kiếm bằng việc sử dụng độ ăn khớp chỉ 1,2 từ khóa đang dần tuyệt chủng. Giờ đây, các công cụ tìm kiếm biết rằng việc này đưa đến cho người dùng nhiều kết quả có chất lượng thấp và tạo tiền đề cho những kẻ SPAM thao túng kết quả tìm kiếm.

LSI có ý nghĩa như thế nào với chúng ta?

Với sự xuất hiện của LSI, thì bằng việc phủ kín và tối ưu toàn bộ khía cạnh, chủ đề mà website bạn hướng tới thật kỹ lưỡng, chúng ta sẽ có thể đại được thứ hạng cao không chỉ một vài trang mà có thể toàn bộ các bài viết trong website.

Vậy làm cách nào để chúng ta xem xét và tối ưu cho chủ đề website?

Với việc này, bạn cần hiểu Google nghĩ gì về mỗi thuật ngữ, truy vấn tìm kiếm. Chúng ta cần hiểu những từ khóa nào mà Google sử dụng để kết hợp với từ khóa được truy vấn để đưa ra kết quả tìm kiếm.

Bằng cách đưa vào nội dung các từ khóa có liên quan, từ đồng nghĩa,…và thực hiện việc tối ưu chúng trên mỗi phần của trang web, bạn sẽ có được một nội dung được tối ưu tốt.

Mạng lướt gồm nhiều từ, cụm từ có liên quan mật thiết với nhau về mặt ngữ nghĩa sẽ có thể giúp bạn có kết quả cao hơn trên SERP.

Thiết kế website có tầm quan trọng như thế nào khi kết hợp với LSI?

Một trang web cần được cấu trúc hợp lý để tối ưu triệt để và phát huy hết tiềm năng của LSI.

Những bài viết cùng chủ đề được liên kết với nhau sẽ tạo ra một hệ sinh thái nói về cùng 1 lĩnh vực. Điều này giúp Google coi website của bạn như một Authority có ảnh hưởng trong lĩnh vực đó.

cấu trúc SILO sẽ giúp bạn thực hiện quá trình tối ưu này một cách tốt hơn.

Cấu trúc SILO (SILO Structure)

Cấu trúc SILO
Cấu trúc SILO

Khi phát triển toàn bộ chủ đề của trang web, chúng ta sẽ bắt đầu leo lên xếp hạng cho các từ khóa rất cạnh tranh bằng cách tập trung vào từng chủ đề phụ bao gồm các từ khóa ít cạnh tranh hơn trong trang web. Bằng cách tập trung vào các từ khóa ít rộng hơn (thường là longtail keyword) trong các chủ đề phụ, chúng ta sẽ bắt đầu xếp hạng cho các từ khóa cạnh tranh cũng như khái quát hơn với việc tối ưu website ở mức rất sâu như vậy.

Điều này sẽ được thực hiện thông qua việc tổ chức chặt chẽ trang web của bạn thành các chủ đề hay SILO và sau đó bao gồm từ khóa có liên quan cho đến các từ đồng nghĩa trong nội dung của các trang riêng lẻ trong mỗi cấu trúc silo trong trang web (LSI).

Lời giải thích cơ bản nhất của một silo là giữ tất cả các thông tin liên quan bên trong một thư mục. Bằng cách tạo ra SILO khác nhau, chúng ta sẽ có thể bao gồm niche của chúng ta với các chi tiết sâu cho tất cả các biến thể từ khóa có liên quan ở các cấp độ khác nhau.

Việc xây dựng cấu trúc silo đòi hỏi bạn phải mất đôi chút công sức, nhưng nó sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt  đối với những thay đổi trong thuật toán của Google. Mỗi phần của loạt bài này sẽ giúp bạn hiểu chủ đề ở mức độ sâu hơn và sẽ giúp bạn dễ dàng hiểu cách xây dựng silo. Đây là những gì mình sẽ giới thiệu trong mỗi phần của loạt bài blog này.

Tiếp tục chờ đón các bài viết tiếp theo trong series này nhé.

Phần 2: Xây dựng cấu trúc SILO

Phần 3: …

1 bình luận về “Phần 1: SILO Structure & LSI – Tương lai của SEO Onpage”

Viết một bình luận