7 thuật ngữ phổ biến trong WordPress bạn cần biết trước khi bắt đầu một Blog

WordPress là nền tảng viết blog phổ biến nhất thế giới. Hơn 27% website toàn cầu sử dụng WordPress. Sự tin cậy, linh hoạt và tính dễ dàng sử dụng của nền tảng này khiến nó được hàng triệu người dùng trên thế giới ưa chuộng.

Nhưng thật thú vị, có rất nhiều người dùng không quen thuộc với một vài thuật ngữ WordPress phổ biển và ý nghĩa của chúng.

Tại sao lại vậy?

Bởi vì không phải ai sử dụng WordPress đều là người hiểu biết về công nghệ hay lập trình viên. Có thể họ đơn giản chỉ muốn tìm kiếm một nền tảng để viết blog về chỉnh mình hay có một website để marketing sản phẩm của họ.

Nếu bạn đang sử dụng WordPress và bạn không quen thuộc lắm với một vài thuật ngữ công nghệ sử dụng trong nền tảng này thì bạn giống như người sở hữu chiếc xe hơi mà không biết động những động cơ nó đang có là gì. Và đây chính là lý do vì sao tôi đã sưu tầm những thuật ngữ về WordPress thông dụng nhất  bạn cần biết.

Thậm chí nếu hiện tại bạn không sử dụng WordPress cho website của mình, thì cũng nên đọc bài viết này, nó có thể hữu ích trong tương lai. Một vài thuật ngữ như Backend/ Frontend, FTP được sử dụng phổ biến trong lập trình web. Khi bạn giao tiếp với một designer hay một lập trình viên, bạn nên sử dụng những thuật ngữ này.

Vậy, chúng ta cùng đến ngay với nội dung chính ngày hôm này nào.

7 thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong WordPress mà bạn phải biết

1 – Backend/Frontend

Backend là là nơi lưu trữ tất cả các dữ liệu, là một máy chủ hay một ứng dụng giúp giao diện của website hoạt động được, đây là thứ mà người dùng không nhìn thấy được khi truy cập vào website của bạn. Nếu là admin, bạn hoàn toàn có thể truy cập vào phần backend ( WordPress Dashboard).

Bạn cũng có thể cho phép người khác như editor, tác giả hay cả những vị khách của mình truy cập vào khu vực này. Địa chỉ url mặc định để truy cập vào khu vực quản trị là domain.com/wp-admin. Tuy nhiên, bạn có thể thay đổi đường dẫn này bằng cách sử dụng Plugin như WPS hide login.

Đây là giao diện backend trong WordPress:

giao diện backend

Từ phần backend, bạn có thể chỉnh sửa và lên lịch post bài viết, tùy chỉnh giao diện, tạo trang mới, chèn quảng cáo, cài đặt/ gỡ bỏ plugin và giao diện,…

Điều tuyệt vời của WordPress làm nó trở thành nền tảng để xây dựng website phổ biến nhất đó là tính dễ sử dụng, ngay cả với những người chưa có kinh nghiệm gì cũng có thể quản lý nó một cách dễ dàng.

Tiếp theo cùng đến với phần Fontend:

Frontend là giao diện của trang web có thể được nhìn thấy bởi người dùng. Ví dụ, bạn đang độc bài viết này thì đây chính là frontend.

giao diện frontend

Phần Frontend bao gồm nhiều thứ như bố cục, thiết kế, màu sắc, thanh điều hướng, sidebar, banner,…

Có nhiều plugin có thể giúp chúng ta thay đổi giao diện frontend. Đặc biệt với các plugin Page Builder vô cùng mạnh mẽ, bạn có thể tạo nên một giao diện như ý muốn bằng thao tác kéo thả đơn giản.

2 – FTP

Những nhà cung cấp web hosting gần đây đã tích hợp công cụ quản lý file giúp chúng ta xử lý được rất nhiều công việc, và chúng ta cũng không phần phải dựa quá nhiều vào FTP nữa. Tuy nhiên, nó vẫn thực sự quan trọng để biết về FTP là gì. Chúng tôi đã có một bài viết về FTP và chỉ ra tầm quan trọng của nó.

FTP viết tắt cho File Transfer Protocol là một phương thức truyền tải dữ liệu cho phép 2 máy tính hoặc máy chủ có thể trao đổi dữ liệu cho nhau. Về nguyên tắc, khi bạn thêm một hình ảnh vào bài viết của mình, nó sẽ được tải lên máy chủ/ web server. Tương tự như với theme và plugin WordPress. Và với việc sử dụng FTP bạn có thể truy cập tới những file này sử dụng ứng dụng FTP.

Điều này thực sự rất cần thiết nếu bạn gặp phải những vấn đề liên quan đến WordPress hay khi bạn muốn tải lên những file có kích thước lớn lên website.

Có nhiều ứng dụng FTP trả phí lẫn miễn phí. Bạn có thể tham khảo ở đây:

Tôi thường sử dụng FileZilla bởi nó rất dễ sử dụng. Dưới đâu là một vài ứng dụng Client phổ biến:

Với FTP, bạn có thể dễ dàng di chuyển 1 file từ máy tính của mình lên máy chủ website đang sử dụng.

FTP cũng có thể được sử dụng để di chuyển các file backup từ server về máy tính của bạn. Ngay khi cài đặt ứng dụng FTP trên máy tính, bạn đơn giản chỉ cần đăng nhập sử dụng host name, username, password và port ( nếu bạn chưa  có thông tin nào ở đây, hãy liên hệ với nhà cung cấp hosting để được cấp).

3 – MySQL

MySQL là hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu mã ngồn mở ( DMS) và hầu hết các nhà cung cấp hosting đều sử dụng MySQL như một máy chủ cơ sở dữ liệu chính. WordPress phụ thuộc vào MySQL để lưu trữ những thông tin liên quan đến website.

Bạn có thể dễ dàng truy cập vào MySQL trong Cpanel.  Với việc truy cập vào cơ sở dữ liệu, bạn có thể làm được những điều sau:

  • Tối ưu cơ sở dữ liệu.
  • Tạo ra một bản sao lưu để khôi phục lại dữ liệu khi cần thiết.
  • Xóa/ chỉnh sửa/ tạo mới bảng.

Tuy nhiên,  hầu như bạn sẽ không cần truy cập trực tiếp vào cơ sở dữ liêu. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng Plugin để làm tất cả những công việc trên.

4 – Permalink

Permalinks

Permalink là địa chỉ hay URL cố định cho mọi bài viết, trang, thể loại,…Bạn có thể nhìn thấy permalink trên thanh địa chỉ của trình duyệt, và bạn có thể copy địa chỉ này gửi cho bạn bè nếu bạn muốn họ đến thăm website của mình.

Ví dụ: https://cunglaptrinh.com/lien-he là permalink của trang liên hệ.

Trong WordPress, có nhiều cấu trúc permalink khác nhau. Bạn có thể chọn các cấu trúc mặc định hoặc tự tạo cho mình một cấu trúc. Dưới đây là một vài cấu trức permalink mà bạn có thể tìm thấy trong WordPress:

  • http://example.com/?p=124 ( mặc định)
  • http://example.com/2017/03/04/post-name
  • http://example.com/2017/post-name/

Tuy nhiên hãy lưu ý là permalink ảnh hưởng lớn đến SEO vì vậy hãy tìm hiểu và chọn cho mình cấu trúc tốt nhất.

5 – Plugin WordPress

plugin wordpress

Plugin là một thành phần mở rộng nhỏ được lập trình riêng dựa trên các API và những hàm mở có sẵn của WordPress để tạo thành một tính năng nào đó mà mặc định WordPress không có. Nói dễ hiểu hơn, plugin chính là một module bổ sung một chức năng nào đó mà bạn có thể cài vào WordPress.

Một vài trong số những điều plugin có thể làm cho bạn: tăng tốc website, nâng cao bảo mật, khôi phục dữ liệu, kiếm tiền, quản lý bình luận, share bài viết lên mạng xã hội, giảm kích cỡ ảnh,…

6 – Widget WordPressWidget

Widget là những thành phần riêng biệt mà bạn có thể tích hợp trực tiếp vào sidebar, header hay footer của website.

Bạn có thể làm được điều này bằng cách tìm đến mục Widget trong khu vực Dashboard. WordPress có sẵn một số widget mặc định và nó cũng có thể xuất hiện khi bạn cài thêm một plugin nào đó.  Một vài widget có chức năng giúp hiển thị thể loại, bình luận gần nhất và mới nhất, nút chia sẻ mạng xã hội,…

7 – Theme WordPresstheme wordpress

Có thể nói theme là thuật ngữ phổ biến nhất trong thế giới WordPress.

Lý do là vì nó đóng vai trò quan trọng đối với tính thẩm mỹ và chức năng của blog. Giống như plugin, theme rất thiết yêu trong việc tăng tốc website, tạo ra nhiều bố cục đẹp,..Mội theme bao gồm nhiều thành phẩn như template, skin,..

Bạn có thể sử dụng theme miễn phí và trả phí trong website của mình. Hầu hết những người mới bắt đầu sử dụng theme miễn phí, trong khi đó những người có kinh phí tốt hơn thường mua những giao diện trả phí để có nhiều chức năng hơn. Nhiều theme được xây dựng bằng những plugin trả phí.

Theme đều được update thường xuyên để nâng cấp tình năng, fix lỗi bảo mật và thúc đẩy trải nghiệm người dùng.

Dưới đây là một số nhà cung cấp theme bạn có thể tin tưởng để mua ở đây:

Lời kết

7 thuật ngữ WordPress phổ biến này không phải là những thuật ngữ được sử dụng phổ biến nhât. Nhưng chúng tôi đã chọn để thảo luận bơi chúng rất quan trọng.

Nếu bạn muốn phát triển một blog hay website, bạn cần làm quen với những thuật ngữ này và hiểu cơ bản về những chức năng chúng mang lại.

Những thuật ngữ bạn đang sử dụng hằng ngày là gì? Hãy chia sẻ những kinh nghiệm của mình bằng cách comment bên dưới nhé.

 

Viết một bình luận