Học WordPress cơ bản: Page VS Post

Nếu bạn là người mới bắt đầu làm quen với WordPress, thì bạn có thể sẽ gặp bối rối hoặc không biết đến sự khác nhau giữa Page và Post. Đây không phải là một khái niệm quá khó và với những gì mình sẽ nói dưới đây, hi vọng bạn sẽ nhìn ra được điểm khác biệt giữa chúng một cách dễ dàng nhất.

Có một vài nhân tố chúng ta cần xem xét để đánh giá khi so sánh giữa Page và Post:

  • Blogroll
  • RSS Feed
  • Thời gian
  • Kiểu nội dung
  • Template
  • Bình luận
  • Sắp xếp
  • Cấu trúc

Blogroll

Blogroll là một trang tập hợp các bài post được xếp theo thứ tự từ mới đến cũ. Bài viết mới nhất sẽ xuất hiện ở trên đầu.

Thuật ngữ này tuy khá mới lạ nhưng bạn hãy để ý đến trang chủ cunglaptrinh.com của chúng tôi. Bạn sẽ thấy tôi đặt trang chủ là một trang blogroll , tại đây tất cả các bài post sẽ được liệt kê.

Trái lại, Page sẽ không bao giờ được xuất hiện trong Blogroll.

Ngoài lề một chút, nếu bạn không muốn thiết lập Blogroll làm trang chủ của mình, bạn có thể đặt lại nó với một Page tĩnh thay thế. Các bước thực hiện như sau:

  1. Vào mục Settings ở menu tay trái
  2. Tìm mục con Reading
  3. Ở đó, bạn sẽ nhìn thấy có 2 tùy chọn là Your latest posts và A static page
  4. Chọn Your latest posts nếu bạn muốn đặt Blogroll làm trang chủ của mình
  5. Chọn A static page, sau đó chọn một trang nếu bạn muốn đặt một trang tĩnh làm trang chủ.

Nói tóm lại, Page không xuất hiện trong blogroll, người lại Post thì có thể.

RSS Feed

page và post

Nếu bạn chưa biết RSS Feed là gì, hãy đọc bài viết khá chi tiết tại đây. Và nói một cách ngắn gọn nhất, RSS Feed là nguồn cung cấp tin, khi người dùng đăng ký blog của bạn, họ sẽ nhận được thông báo về bài viết ngay khi website của bạn có bài viết mới.

Điểm đáng chú ý chúng ta cần biết tới ở đâu là RSS Feed chỉ chứa các Post, còn với các Page thì không.

Chính vì vậy, điều này sẽ quyết định cách bạn dùng Page và Post để gửi thông tin đến những độc giả của mình.

Thời gian

Đây là sự khác nhau khá lớn khác giữa Post và Page. Mặc định, page sẽ không hiển thị thời gian bên ngoài font-end, ngược lại, với post thì có nếu bạn không sử dụng CSS để ẩn nó đi.

Kiểu nội dung

Một lúc nào đó bạn sẽ băn khoăn tự hỏi kiểu nội dung nào mình sẽ tạo bằng post, kiểu nào sẽ sử dụng page.

– Với page, bạn sẽ áp dụng cho một vài trang mục đích như:

  • Về chúng tôi (About me)
  • Liên hệ (Contact)
  • Bản quyền
  • Quy định sử dụng

Nếu bạn để ý thì thông thường Page được dùng như một trang giới thiệu về thông tin gì đó và không có tính cập nhật thường xuyên.

– Với post:

Post là để bạn đăng các loại bản tin/bài viết mà bạn muốn nó được phân loại bởi một chuyên mục nào đó và tự động hiển thị ra ngoài website; ví dụ như nhật ký, tin tức, bài viết,…v..v..

Template

Nếu bạn để ý thì sẽ thấy post sẽ chỉ có một định dạng hay template riêng. Tất cả các post đều được hiển thị theo một khuôn mẫu nhất định và không có tùy chọn để thay đổi chúng.

Ngược lại, với page bạn muốn thay đổi template bao nhiêu tùy thuộc vào theme bạn đang sử dụng.

Tùy chọn này thông thường sẽ mặc định được hiển thị bên phía tay phải phần chỉnh sửa trang.

Bình luận

Thông thường, các bài post thường mặc định có phần bình luận và page không có vì bạn hẳn sẽ không muốn mọi người nhận xét về các trang như ContactAbout me,…

Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể thiết lập phần bình luận cho các page. Bạn tham khảo thêm tại đây.

Sắp xếp

Đây là một điểm khác biệt nho nhỏ giữa Page vs Post. Khi bạn nhìn vào các page, có thể bạn sẽ thấy chúng được sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái từ A đến Z. Còn với post thì chúng đặt theo ngày cập nhật, tức từ mới đến cũ.

Cấu trúc

Điểm khác biệt cuối cùng giữa Post và Page, đó chính là cách chúng được tổ chức.

Page:

Page được hỗ trợ phân cấp theo trang cha hoặc con. Khi bạn tạo một trang/page, sẽ xuất hiện bên tay phải một tùy chọn Page Attribute. Tại đây bạn có thể chọn trang cha cho trang hiện tại.

Và cấu trúc URL sẽ như sau:

  • URL trang cha: http://ten-mien.com/trang-cha/
  • URL trang con: http://ten-mien.com/trang-cha/trang-con/

Post:

Bạn có thể tổ chức các bài post của mình dựa vào Category và Tag. Mỗi bài viết sẽ có ít nhất một Category, bạn có thể chọn nhiều hơn nếu muốn.

Xem thêm: Sử dụng Category trong WordPress

Bởi vì Blogroll được sắp theo trình tự thời gian, và người đọc muốn tìm nội dung phù hợp với mình thì họ phải kéo chuột xuống. Điều này tốn khá nhiều thời gian và gây khá nhiều khó khăn cho người đọc. Chính vì lý do này, Category và Tag được sinh ra để nhằm mục đích giúp cho việc này được dễ dàng hơn.

Lời kết

Mình hi vọng bài viết này sẽ phần nào làm rõ ràng hơn về sự khác nhau giữa Page và Post cho bạn. Ngoài ra, nếu có bất kỳ thông tin gì thú vị hay thắc mắc về vấn đề trên, hãy comment bên dưới để mọi người cùng thảo luận nhé.

Theo dõi các bài viết về WordPress tại cunglaptrinh.com.

Viết một bình luận